Hiện nay, lăn kim trị nám là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong công nghệ làm đẹp da, chống lão hóa cũng như điều trị thâm sạm, tàn nhang. Vậy trị nám bằng phương pháp lăn kim là gì, ưu nhược điểm của phương pháp này như thế nào? Cùng K5 tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.

1. Phương pháp lăn kim trị nám là gì?

Lăn kim là phương pháp tác động trực tiếp lên da nhờ vào các mũi kim nhỏ trên máy lăn kim tạo ra vết thương giả trên da. Sau đó sử dụng tế bào gốc và các chất ức chế melanin để da hấp thụ nhanh hơn bình thường.

lan-kim-tri-nam-la-gi

Phương pháp lăn kim trị nám là gì?

2. Cơ chế hoạt động lăn kim trị nám

2.1. Cơ chế hoạt động

Trên bánh lăn của cây lăn kim hoặc máy lăn kim có chứa những đầu kim cực nhỏ và sắc bén có chiều dài từ 0.12 – 0.3mm. Cây lăn kim cầm  tay có khoảng 150-500 đầu kim, máy lăn kim có khoảng 2-8 đầu kim, được làm bằng thép không gỉ chuyên dụng trong y khoa.

Bằng kỹ thuật chuyên sâu, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng lăn kim lên bề mặt da và vùng da bị nám cần điều trị để tạo vết thương giả nhằm kích thích sản sinh collagen và elastin. Sau đó thực hiện bôi tế bào gốc và các hoạt chất điều trị để ức chế melanin gây nám da.

2.2 Vậy lăn kim có đau không?

Trong quá trình tạo tổn thương nhằm kích thích collagen và elastin này sẽ gây ra một cảm giác châm chích nhẹ, có cảm giác như kiến cắn. Mức độ đau nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào các yếu tố:

Do phương pháp lăn kim: Phương pháp lăn kim trị nám có mức độ đau nhẹ hơn phương pháp bóc tách sẹo, tương đương phương pháp Laser Fractional CO2 và đau hơn phương pháp peel da sinh học.

Vùng da: Những vùng da nhạy cảm, mỏng thì sẽ gây ra cảm giác đau nhiều hơn. Vùng da trán, quanh mắt sẽ đau hơn những vùng da khác như má, cằm, mũi…

Lực lăn kim mạnh hay nhẹ: Lăn kim bằng tay thông thường sẽ tạo cảm giác đau nhiều hơn là lăn kim bằng máy. Vì lăn kim tay sẽ tác động mạnh và sâu hơn.

lan-kim-tri-nam-co-dau-khong

Mức độ đau do lăn kim trị nám phụ thuộc nhiều yếu tố

3. Công dụng của phương pháp lăn kim trị nám

Phương pháp trị nám da bằng lăn kim có rất nhiều công dụng tuyệt vời như:

Ngoài tác dụng điều trị nám, phương pháp lăn kim còn giúp kích thích sản sinh collagen elastin, tăng sinh tế bào da mới tạo nên bộ khung chắc chắn cho da, cải thiện kết cấu giúp da trở nên đàn hồi, săn chắc và khoẻ mạnh.

Tuy nhiên, trị nám bằng phương pháp lăn kim chỉ điều trị được nám trên bề mặt, không thể tác động sâu đến chân nám vùng dưới da. Đồng thời, nếu không chăm sóc da cẩn thận sau một thời gian da sẽ bị tăng sắc tố và thâm sạm trở lại.

4. Có nên lăn kim trị nám không?

Để có được câu trả lời, cùng theo dõi ưu nhược điểm của phương pháp lăn kim trị nám ngay sau đây:

4.1 Ưu điểm

  • Tác dụng điều trị nám chỉ sau vài liệu trình
  • Trị nám bằng phương pháp lăn kim còn giúp kích thích sản sinh collagen và elastin, tăng sinh tế bào da mới tạo nên bộ khung chắc chắn cho da
  • Cải thiện kết cấu giúp da trở nên đàn hồi, săn chắc và khoẻ mạnh.
  • Chi phí hợp lý

4.2 Nhược điểm

Phương pháp lăn kim trị nám chỉ có tác dụng điều trị nám bề mặt mà không có tác dụng với nám chân sâu.

  • Bên cạnh đó, giá thành dụng cụ lăn kim rẻ nên các cơ sở thẩm mỹ không uy tín ồ ạt quảng cáo và sử dụng lăn kim trị liệu mà không thực sự hiểu về nó và không đảm bảo được chất lượng.
  • Lăn kim tạo nên các vết thương trên da nên phải đạt độ vô trùng tuyệt đối để tránh nhiễm trùng da, nếu không đạt chuẩn vô trùng của y tế sẽ dễ gây nhiễm khuẩn tại chỗ, tạo nên mụn rộp.
  • Thậm chí nguy hiểm hơn là lây lan các bệnh qua máu do tác động phi kim có thể chảy máu nhẹ trên da, một số bệnh lây qua máu nguy hiểm như: HIV, viêm gan B, viêm gan C… Do vậy, kim lăn cần phải sử dụng riêng, tránh tuyệt đối việc dùng chung kim lăn.
  • Sau khi điều trị nám bằng phương pháp lăn kim, nếu chăm sóc da sau lăn kim không tốt có thể gây nên nhiễm trùng da nặng, chứng tăng sắc tố da, sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hại da khiến da kích ứng, mẩn đỏ sưng đau.
  • Nhiều trường hợp lăn kim cơ sở không uy tín, không vô trùng và kỹ thuật không chính xác cùng với việc chăm sóc không hiệu quả dẫn đến nhiễm trùng nặng ngoài da, nếu ở vùng xoang mặt dễ dẫn đến viêm não, viêm màng não…

Theo các Bác sĩ da liễu các bạn cần đến các cơ sở uy tín, phải được thăm khám, tư vấn lộ trình điều trị trước khi quyết định lăn kim.

Kim-lan-phai-vo-trung

Kim lăn phải vô trùng tuyệt đối để tránh nhiễm trùng

4.2. Lăn kim trị nám tại nhà

Trường hợp lăn kim trị nám tại nhà thì các bạn cần lưu ý:

  • Khi sử dụng phương pháp lăn kim trị nám tại nhà các bạn nên thực hiện vào buổi tối và lăn theo các hướng ngang chéo, dọc.
  • Nên tránh lăn vùng da sát mắt, môi bởi nó rất nhạy cảm và mỏng hơn
  • Khi chọn lăn kim tại nhà bạn cần kim nhỏ dao động từ 0,2 – 1mm để tránh gây tổn thương quá lớn cho da
  • Nếu tự lăn kim tại nhà, bạn không nên sử dụng lực để lăn kim. Có thể sẽ có cảm giác ngứa khi mới thử nghiệm nhưng sau đó sẽ hết.

Xem thêm: Lăn kim trị nám có hết không

5. Đối tượng nào nên lăn kim và không nên lăn kim

Phương pháp lăn kim trị nám phù hợp với tất cả các loại da và tình trạng nám. Từ lứa tuổi thanh niên trở lên có thể sử dụng lăn kim để điều trị các vấn đề da như sẹo rỗ, nám, tàn nhang…

  • Da bị mụn, da có mụn đầu đen, thâm nám sạm hay các dấu hiệu lão hoá như nếp nhăn, vết chân chim đều có thể lăn kim.
  • Những làn da nên cẩn thận khi có ý định lăn kim: da bị eczema, mụn đang sưng hoặc tình trạng da mãn tính khác, mụn cóc, nốt ruồi nổi, sẹo lồi, người đang mang thai hoặc cho con bú, người bị tiểu đường chậm lành vết thương và dễ bị nhiễm trùng.
  • Những loại da tuyệt đối không nên lăn kim: các bệnh xơ cứng bì, máu khó đông, xuất huyết, giảm tiểu cầu, vấn đề về tim mạch, suy giảm nhiễm dịch, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, sẹo dưới 6 tháng tuổi…
khong-nen-lan-kim-khi-sung-mun

Không nên lăn kim khi gặp các vấn đề về da

6. Quy trình trị nám bằng phương pháp lăn kim

Tại bệnh viện da liễu hay các cơ sở thẩm mỹ uy tín, quy trình trị nám bằng phương pháp lăn kim trị nám bao gồm 9 bước:

Bước 1: Bác sĩ và chuyên gia tiến hành thăm khám, soi da để xác định tình trạng nám, loại nám và độ nông sâu của chân nám. Đồng thời tư vấn liệu trình trị nám bằng phương pháp lăn kim trị nám để đạt kết quả tối ưu nhất.

Bước 2: Sau khi xác định phác đồ điều trị đúng thống nhất giữa bác sĩ và người cần điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành lăn kim buổi đầu tiên.

Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ khu vực da cần điều trị.

Bước 4: Dùng kem tẩy da chết nhẹ nhàng để da chết được làm sạch hoàn toàn như vậy quá trình lăn kim sẽ diễn ra thuận lợi và tác động sâu hơn mà không bị lớp da chết cản lại.

Bước 5: Xông hơi và thoa toner lên da, làm sạch sâu lỗ chân lông kết hợp với máy hút dầu để làm tinh khiết da

Bước 6: Thoa thuốc gây tê lên vùng da nám cần trị. Ủ tê 15-30 phút.

Bước 7: Thoa thuốc sát trùng PVP Iodine 10% lên vùng da cần điều trị một lớp mỏng. Để sát trùng da trong vòng 1 phút rồi sau đó lau nhẹ thật sạch da bằng NaCl 0.9%.

Bước 8: Tiến hành lăn kim để tạo vết thương giả, tạo đường đưa tế bào gốc và tinh chất đặc trị vào sâu dưới da để kích thích tái tạo tế bào da mới thay thế cho vùng da sẫm màu, nám.

Bước 9: Thoa lên vùng da điều trị sản phẩm tế bào gốc và tinh chất đặc trị trong quá trình lăn kim. Lăn theo các chiều ngang, dọc, chéo và lăn kĩ ở những vùng da có vấn đề cần cải thiện.

Trong phương pháp lăn kim trị nám, động tác đi kim rất quan trọng để kim lăn đều trên bề mặt do vậy nên phải dứt khoát, mạnh mẽ không rề rà, đi kim nhịp nhàng và liên tục kết hợp đưa tinh chất vào sâu trong da.

lan-kim-ket-hop-dua-tinh-chat

Lăn kim phải kết hợp đưa thêm tinh chất vào sâu trong da

7. Liệu trình trị nám khi lăn kim

Thông thường để nám được trị sạch và hiệu quả tối ưu cần một liệu trình kéo dài từ 2-6 buổi lăn kim liên tục.

Tùy vào tình trạng nám da và cơ địa da, sau khi khi thăm khám và soi da, bác sĩ xác định liệu trình phù hợp nhất.

Thường điều trị lăn kim không quá 6 buổi để tránh tổn thương da, chi phí mỗi lần thực hiện từ 400.000 đến 1.000.000 đồng cho mỗi buổi.

8. Chăm sóc da sau khi lăn kim

Sau khi sử dụng phương pháp lăn kim trị nám, việc chăm sóc da đóng vai trò rất quan trọng giúp da được tái tạo và phục hồi nhanh chóng. Cùng xem chi tiết quy trình chăm sóc da như sau:

Bước 1: Làm sạch da

Khi lăn kim, tác động của kim lăn tạo thành hàng ngàn vi điểm tổn thương trên da, bởi vậy da lúc này yếu và rất dễ nhiễm khuẩn. Bạn cần một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ có khả năng làm sạch hiệu quả và kháng khuẩn tốt, tốt nhất không bọt để tránh tẩy rửa mạnh, có độ pH chuẩn 5.5-6 để da được cân bằng nhất.

Bước 2: Sử dụng kem dưỡng, phục hồi da sau lăn kim

Các loại kem dưỡng ẩm, hoặc serum chứa tinh chất dưỡng ẩm, phục hồi da giúp da tránh được các phản ứng không mong muốn sau lăn kim.

Lô hội chứa Barbaloin giúp giữ ẩm cho da. Ngoài ra, hàm lượng lớn các vitamin nhóm B, A, C có trong lô hội giúp chế enzym Tyrosinase, từ đó làm giảm sắc tố melanin và bảo vệ da tránh ảnh hưởng từ tia tử ngoại.

Alhydran có chứa thành phần chính là lô hội tinh khiết lên tới 45%, có khả năng dưỡng ẩm, làm dịu và phục hồi da nhanh chóng. Đồng thời hạn chế các phản ứng phụ sau lăn kim như da sưng đỏ, ngứa rát, tăng sắc tố. 

Ngoài ra sau lăn kim 7-10 ngày bạn có thể áp dụng thêm tinh chất vitamin C giúp tái tạo và tăng sinh collagen cho da sáng và đều màu. Đồng thời các tinh chất sẽ giúp phục hồi da, làm đầy mịn và thúc đẩy tái tạo tế bào da cho da luôn tươi mới.

Bước 3: Bôi kem ức chế melanin nhẹ nhàng

Sau khi sử dụng phương pháp lăn kim trị nám, vùng da bị tổn thương sẽ tăng sản sinh melanin bảo vệ da – nguyên nhân chính gây tăng sắc tố sau lăn kim

Do đó, bạn có thể bảo vệ da bằng các hoạt chất ức chế melanin nhẹ nhàng như:

  • Pidobenzone 4%: hoạt chất độc quyền có trong K5 cryolaser. Tiêu chuẩn vàng mới trong làng trị nám, an toàn hơn và không gây các tác dụng phụ như mất sắc tố hoặc hội chứng Ochronosis nội sinh.
  • Retinol: một dẫn xuất của vitamin A, hoạt động bằng cách trung hòa các gốc tự do gây tổn thương đến tế bào collagen.
ham-soc-Cham-soc-da-sau-lan-kim-bang-alhydran-va-k5

Bạn có thể chăm sóc da sau lăn kim bằng cách sử dụng Alhydran kết hợp với K5

Bước 4: Chống nắng

Sau điều trị nám bằng phương pháp lăn kim da sẽ trở nên yếu ớt và dễ chịu tác động của môi trường với ảnh hưởng xấu gấp nhiều lần so với da bình thường. Vậy nên bạn cần chống nắng thật cẩn thận để tránh tác hại từ tia UV làm quá trình trị nám da mất tác dụng.

Nếu không có việc phải đi ra ngoài tốt nhất nên ở nhà và tránh tiếp xúc hoàn toàn với ánh nắng trực tiếp.

Đảm bảo kem chống nắng dùng được cho da nhạy cảm và dịu nhẹ cho da sau lăn kim, bạn nên sử dụng loại có chỉ số chống nắng từ 30 SPF trở lên, tối ưu là 50 SPF với chỉ số PA ++ trở lên.

Khi đi ra ngoài nên thoa chống nắng và che chắn thật kín với khẩu trang tối màu, mũ rộng vành và kính để tránh ánh nắng ảnh hưởng lên da làm tăng sắc tố da khiến da thâm sạm hoặc tái phát nám.

10. Lưu ý khi trị nám bằng phương pháp lăn kim

  • Tìm địa chỉ uy tín và đáng tin cậy với liệu trình thăm khám chi tiết rõ ràng, quy trình lăn kim đảm bảo an toàn sạch sẽ, vô trùng là điều cần quan tâm hàng đầu.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
  • Chỉ rửa mặt bằng nước muối sinh lý trong 3 ngày đầu sau lăn kim.
  • Sau 1 tuần lăn kim phải dùng kem chống nắng và luôn che chắn khi ra ngoài. Nên bôi kem chống nắng cả trong nhà khi phải tiếp xúc với đèn cường độ cao.
  • Không bóc các da chết hay vảy da mà để chúng bong tự nhiên trong quá trình rửa mặt.
  • Ăn nhiều chất xơ, vitamin rau củ quả và hạn chế các chất kích thích, rượu bia, đồ ăn chiên nóng, thịt bò, rau muống và các đồ ăn dễ gây sẹo.
  • Thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ, đúng phác đồ điều trị.

Phương pháp lăn kim trị nám có thể mang lại nhiều tác dụng vượt trội cho da song cũng tồn tại nhiều hạn chế. K5 hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về phương pháp này để đảm bảo an toàn cho làn da của bạn, đồng thời tăng hiệu quả điều trị.